1. Phòng thử đồ thực tế ảo – Virtual Fitting Rooms
Một avatar của MeTail đang làm nhiệm vụ thử quần áo
ảnh: Fashion Beans
Mỗi năm có hàng tá các món quần áo được mua trực tuyến bị khách hàng trả lại vì độ vừa vặn không được như ý. Việc mỗi thiết kế và mỗi nhãn hàng đều có những sự khác nhau về kiểu dáng và độ fit người, khiến việc không thể thử được món đồ mình mua đã trở thành một rào cản khổng lồ ngăn cản sự phủ sóng của việc mua sắm quần áo trực tuyến.
Trong khi các nhà bán lẻ cũng như thương hiệu thời trang hàng đầu vẫn đang loay hoay với vấn đề này, thì một số startup công nghệ lại đang đưa ra những lời giải rất đắt giá. MeTail – một startup công nghệ từ Pháp – đã xây dựng được một nền tảng mua sắm quần áo cực kỳ hiện đại. Cụ thể, khi tham gia vào ứng dụng này, bạn chỉ cần upload một tấm ảnh toàn thân. Hệ thống sẽ phân tích các hệ số đo lường chủ yếu của cơ thể bạn gồm: chiều cao, cân nặng và vòng ngực (ở phụ nữ), sau đó một bản sao ảo (avatar) của bạn sẽ xuất hiện ngay trên màn hình. Bạn có thể quan sát cũng như ướm lên avatar những món đồ mà bạn đang cân nhắc, để dễ dàng hình dung xem nó sẽ fit người mình như thế nào.
ảnh: Zozo
Zozo – một hãng thương mại thời trang điện tử, đến từ Nhật Bản – lại có một ý tưởng đầy sáng tạo khác. Đầu tiên, bạn chọn item ưng ý, sau đó selfie một tấm ảnh toàn thân. Tương tự như MeTail, hệ thống của Zozo sẽ tự động phân tích những số đo cần thiết trước khi chuyển vào dữ liệu của nhà may, nhằm đưa ra một sản phẩm được tailor vừa vặn chỉ cho riêng bạn. Dĩ nhiên đây đều là những ý tưởng đầy hiện đại. Tuy nhiên, như mọi sự đổi mới, mục tiêu trở thành một hoạt động mua sắm quần áo thường nhật của cả Zozo lẫn MeTail đều đang gặp phải những thử thách nhất định. “Chúng tôi đã rất thành công với ý tưởng dựng nên một chính thể ảo chỉ từ một tấm ảnh” Tom Adeyoola – CEO của MeTail – chia sẻ. Tuy nhiên, vị này cũng cho biết thêm rằng để sử dụng tính năng này, các khách hàng sẽ cần nhờ một người khác chụp ảnh của họ, rồi upload và chờ đợi hệ thống xử lý. “Hãy hình dung liệu một người có thể làm tất cả những việc này chỉ để mua sắm quần áo trong vài phút giờ nghỉ trưa?” Bên cạnh đó, với các scandal về việc lạm dụng trái phép thông tin người dùng đang diễn ra đình đám trong thời đại công nghệ số, không phải ai cũng hào hứng với việc sử dụng những thông tin sinh trắc học của chính bản thân chỉ để mua sắm quần áo.
Sản phẩm hoàn thiện của Atacac
ảnh: Atacac
ảnh: Atacac
Chính vấn đề đó sẽ dẫn chúng ta đến với một nền tảng hay ho khác đến từ Âu Châu – Atacac của Thuỵ Điển. Tập trung xây dựng những hình ảnh 3D của từng món item được bán trên web, Atacac cung cấp một cái nhìn cận cảnh nhất có thể về món hàng với những lát cắt được thể hiện qua 360 độ, cùng các thông tin về chất liệu và số đo nhằm giúp khác hàng có thể hình dung ra được kiểu dáng cũng như độ phù hợp của item mà họ đang chọn mua. Đặc biệt, tương tự Zozo, những item này chỉ được sản xuất sau khi được đặt nhằm hạn chế lượng hàng tồn kho. Những ý tưởng táo bạo này không chỉ mang lại những nét mới mẻ cho các hoạt động mua sắm quần áo trực tuyến mà còn mở ra những hướng đi tích cực cho ngành công nghiệp may mặc trong tương lai.
Các lát cắt 3D của 1 sản phẩm của Atacac
ảnh: Atacac
ảnh: Atacac
2. Các cửa hàng được tích hợp trí tuệ nhân tạo
Tấm gương thông minh – Smart Mirror của Tommy Hilfiger ở UK
ảnh: Fashion Beans
Một cửa hàng được tích hợp AI tại Hongkong
ảnh: Fashion Beans
ảnh: Fashion Beans
AI sẽ đem đến những trải nghiệm tương tự như khi ta mua sắm tại các trang E-commerce, khi mà data của chúng ta được các trang web này sử dụng để đem lại một trải nghiệm shopping tiện lợi nhất cho từng cá nhân. Một ví dụ tiêu biểu là cửa hàng tại Anh của thương hiệu Tommy Hilfigher. Áp dụng tính năng Smart Mirror, cửa hàng này đem đến một trải nghiệm đầy mới lạ. Khách hàng sẽ lựa chọn item yêu thích và scan tại tấm gương thông minh này, sau đó những thông tin như giá thành thậm chí là cả những gợi ý phối đồ phù hợp sẽ hiện lên ngay trong tấm gương đó. Khá nhiều cổng thông tin cung cấp những gợi ý trang phục đã được tích hợp tính năng scan cơ thể cũng như phân tích dữ liệu người dùng nhằm đưa ra những đề xuất phù hợp nhất. Thậm chí ngay cả Amazon cũng không thể đứng ngoài xu hướng công nghệ đầy tiềm năng này. Gã khổng lồ công nghệ đã và đang bán thử nghiệm những chiếc webcam có khả năng chụp lại các bộ, để rồi sau đó đưa ra những gợi ý phối đồ cho người dùng.
ảnh: Pinterest
3. Netflix cho thời trang?
ảnh: Fashion Beans
Điểm đến cho tất cả mọi xu hướng phát triển trong shopping chính là sự tiện lợi tối đa dành cho khách hàng, mua sắm quần áo cũng không phải là ngoại lệ. CEO Tom Adeyoola của MeRetail đã tuyên bố ngắn gọn “Sản phẩm đem lại sự tiện lợi tối ưu sẽ chiến thắng. Và cái một trong những cái tên được Adeyoola nhắc đến chính là Stitch Fix, trang thương mại điện tử được ông so sánh như là một “Netflix của ngành thời trang”. Stitch Fix có khả năng khiến giúp các lựa chọn mua sắm quần áo của người dùng dễ dàng hơn nhiều lần bằng việc phân tích các thuật toán cũng như cơ sở dữ liệu. Được định giá lên đến 2 tỉ đô la Mỹ vào năm 2018, nhiều khả năng ứng dụng công nghệ này sẽ trở thành linh hồn cho sự đổi mới của các cửa hàng thời trang trong tương lai gần.
“Có hai xu hướng chủ đạo cho sự phát triển của các cửa hàng thời trang, đầu tiên là khả năng tự động hóa tối đa. Ở Mỹ và Châu Á ngày nay càng có nhiều cửa hàng bán lẻ tự động, nơi mà nhân viên chỉ đóng vai trò hướng dẫn gián tiếp để khách hàng có thể tự trải nghiệm mọi thứ từ lựa chọn item cho đến check-out và thanh toán mọi thứ ngay trên chiếc điện thoại của mình.” – Rachael Stott chia sẻ.
Bên trong cửa hàng “000” của Nike tại New York
ảnh: Nike
ảnh: Nike
Một cửa hàng flagship của Nike tại New York là một ví dụ điển hình cho xu hướng này. Với tôn chỉ tối ưu hóa sự tiện lợi cũng như tốc độ xử lý, cửa hàng 6 tầng này chỉ có độc nhất một quầy cashier và cực kì ít nhân viên. Thay vào đó, tất cả các hoạt động mua sắm quần áo và giày dép của khách hàng sẽ được hướng dẫn thông qua ứng dụng của Nike. Cụ thể hơn, bạn ấn tượng bởi một bộ outfit được khoác lên một ma-nơ-canh? Đơn giản thôi, hãy dùng điện thoại của bạn để scan mã vạch có trên con mannequin đó, các item trong bộ outfit sẽ hiện ra trên cửa hàng onlie của Nike thông qua ứng dụng của bạn. Sau đó hãy chọn những item ưng ý và thanh toán trực tuyến, sau đó ứng dụng sẽ chỉ bạn nơi để đến và nhận hàng trong cửa hàng đó. Tuyệt vời phải không nào?
Mặc dù nghe có vẻ hiện đại, nhưng trên thực tế, những công nghệ này không phải quá mới mẻ đối với Nike. Thông qua việc nghiên cứu kì vọng khách hàng cũng như các xu hướng đổi mới, ông lớn thể thao này đã có thể đưa một sự tích hợp chỉnh chu các công nghệ trên và tạo ra một hệ thống như vậy. Chính vì vậy, chắc chắn chỉ còn là vấn đề thời gian, trước khi những hoạt động mua sắm quần áo kiểu mới này phủ sóng rộng rãi trên toàn thế giới.
ảnh: Medium
4. Mua sắm quần áo hay “mua sắm” trải nghiệm
Cửa hàng “House of Vans” tại London
ảnh: Vans
Xu hướng chủ đạo thứ nhì trong tuyên bố của Rachael Stott là việc những cửa hàng bán lẻ đang dần ít được sử dụng cho mục đích mua sắm quần áo truyền thống. Thay vào đó thông qua việc bài trí lại các cửa hàng, các thương hiệu sẽ chia sẻ được những giá trị mà mình muốn truyền tải đến khách hàng. Tiêu biểu là cửa hàng của Vans tại London, được xây dựng như một công viên trượt ván, cửa hàng này không hề bày bán những đôi giày mà thay vào đó là địa điểm tổ chức những buổi workshop hay những chiến dịch marketing nhằm lan tỏa nền văn hóa skateboard cũng như kết nối thương hiệu Vans với các khách hàng.
“Đây có thể được xem là một trong những xu hướng được tạo ra bởi sự phát triển của online shopping. Khi mà các hoạt động mua sắm quần áo có thể được thực hiện dễ dàng ngay trên mạng, thì những cửa hàng trực tiếp cũng cần có một sự đổi mới về mặt tính năng.” – Adeyoola giải thích. Rõ ràng nếu không muốn bị bỏ rơi trong các xu thế công nghệ, thì bản thân các thương hiệu cũng như cửa hàng cần phải tìm cách đem lại những trải nghiệm mới mẻ, cũng như đủ thú vị để thu hút thế hệ khách hàng trẻ tuổi.
Cửa hàng pop-up của A$AP Rocky và Under Armour
ảnh: Eddie Lee
ảnh: Eddie Lee
ELLE MAN